Bản Vẽ Hiện Trạng Nhà Đất Và Thủ Tục Lập Bản Vẽ Hiện Trạng Nhà Đất
Đo đạc hiện trạng vị trí
“Đo đạc hiện trạng vị trí nhà đất là một công tác của đo đạc địa chính. Mục đích là để xác định kích thước, diện tích, loại đất và các kiến trúc bên trên đất tại thời điểm đo đạc. Đo đạc hiên trạng vị trí nhà đất phục vụ rất nhiều mục đích: phục vụ cấp sổ hồng, xin phép xây dựng, giao thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, duyệt quy hoạch, phân lô đất và chuyển mục đích sử dụng đất.”

-
Đo vẽ hiện trạng đất và bản vẽ hiện trạng nhà đất tại khu vực đã có bản đồ địa chính
-
Đo, vẽ bản đồ tại khu vực chưa có bản đồ địa chính có tọa độ
-
Đo, vẽ bản đồ tại khu vực đang được đo đạc lập bản đồ địa chính
Đo vẽ hiện trạng đất và bản vẽ hiện trạng nhà đất tại khu vực đã có bản đồ địa chính
Với những khu vực đã có nền tảng bản đồ địa chính thì thủ tục đo vẽ hiện trạng đất và bản vẽ hiện trạng nhà đất được thực hiện một cách khá đơn giản. Chỉ cần:
-
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã được thiết lập trong giai đoạn đo vẽ thành lập bản đồ địa chính có tọa độ sẽ được sử dụng để làm bản vẽ vị trí đất.
-
Bổ sung hiện trạng nhà.
Cụ thể các bước tiến hành thủ tục đo đạc và lập bản vẽ như sau:
Bước 1: Tiến hành xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/đất
Các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của bất động sản đang có nhu cầu xin chứng nhận quyền sở hữu đất/nhà đến liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ dựa trên bản đồ địa chính có tọa độ để tiến hành cung cấp cho cá nhân/tổ chức có nhu cầu hồ sơ kỹ thuật của thửa đất.
Cá nhân/tổ chức liên hệ với cơ quan chức năng để đo đạc và lập bản vẽ hiện trạng nhà, đất. Các thông tin đo đạc ban đầu dựa trên hồ sơ kỹ thuật vừa được cung cấp của thửa đất.
Tiếp đến tiến hành kiểm tra nội dung bản vẽ và ký xác nhận, chuyển bản vẽ cùng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xử lý.
Bước 2: Cơ quan chức năng kiểm tra thông tin, tạo bản vẽ
Tiếp đến, cơ quan chức năng sẽ kết hợp các thông tin trên bản vẽ hiện trạng và hồ sơ kỹ thuật của thửa đất với nhau. Từ đó, tạo ra bản sẽ sơ đồ nhà đất sẽ được in trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
Bước 3: Nộp toàn bộ hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố